Asiad ở xứ người

01:20 Thứ tư 02/04/2014

Câu chuyện về Asiad 18-2019 tại Việt Nam đang rất nóng dù 5 năm nữa mới diễn ra.

Việt Nam đã nhận quyền đăng cai Asiad 18-2019 nhưng đến nay nhiều điều về công tác tổ chức vẫn chưa được quyết. Nhân sự kiện này xin đề cập đến các kỳ Asiad ở xứ người để có những tham khảo.

Qatar 2006 và Quảng Châu 2010 được xem là hai kỳ Asiad “vung tay quá trán” với những lễ khai mạc và bế mạc hoành tráng cùng nguồn kinh phí lớn đổ vào. Cả hai đều đăng cai với mục đích truyền đi thông điệp sự phát triển về kinh tế và sức mạnh về nhiều mặt của quốc gia đăng cai.

Riêng Asiad Quảng Châu 2010 tiêu tốn 122 tỉ nhân dân tệ (thời điểm đó tương đương 18,3 tỉ USD) vào các dự án từ cơ sở hạ tầng đến giao thông, tàu điện ngầm và các sân vận động xây mới. Con số này còn hơn cả ngân sách mà chính phủ Anh chi cho Olympic London 2012 vào khoảng 14,7 tỉ USD.

Asiad Quảng Châu 2010 tiêu tốn tới 18,3 tỉ USD ở thời điểm đó

Trong khi đó, Asiad Bangkok - Thái Lan 1998 với đa phần xây mới nhưng các công trình của chính phủ và Bộ Thể thao-Du lịch của Thái Lan lại nhắm đến đầu ra sau Asiad. Đó là các công trình đấy được sử dụng hiệu quả cho cộng đồng và đặc biệt là cho các trường ĐH phát triển thể thao sinh viên, học sinh. Rõ nhất là khu Thammasat với khu liên hợp và cụm thi đấu chính lẫn làng VĐV giờ là trường ĐH nổi tiếng ở khu vực.

Với Asiad Busan - Hàn Quốc 2002 cũng thế. Những công trình hoành tráng và nhà thi đấu sau Asiad đa số đều dành cho các trường ĐH ở Hàn Quốc phát triển thể chất cộng đồng góp phần không ít vào các đội tuyển Hàn Quốc hiện nay.

Dù có kinh nghiệm tổ chức Asiad, Olympic và World Cup như thế nhưng đến Asiad Inechon - Hàn Quốc 2014 thì ban tổ chức lại nợ những con số khổng lồ và đang được xem là món nợ quốc gia.

Dù gì đi nữa thì điều quan trọng hơn mà các quốc gia khi xắn tay đăng cai Asiad, ngoài phần cơ sở vật chất thì lực lượng VĐV đã được chuẩn bị với chiến lược xuyên suốt hơn 10 năm trước đó.

Nguyễn Huy | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục