Ai gọi Tiki-taka là bóng đá nghệ thuật?

23:19 Thứ hai 25/03/2013 | 3

Với lối chơi tiki-taka, CLB Barcelona và đội tuyển Tây Ban Nha đang làm mưa làm gió trên toàn châu Âu và Thế giới, đối với nhiều người thì đó là 01 thứ bóng đá nghệ thuật đỉnh cao nhưng cũng với nhiều người nó là một thứ bóng đá nhàm chán.

1. Vậy Tiki-taka là gì và làm thế nào để có thể triển khai áp dụng lối chơi đó?

Về nguyên tắc, có thể diễn giải tiki-taka là lối chơi kết hợp giữa "chuyền" (tiki) và "chạy" (taka). Những đường chuyền của tiki-taka đa phần ở cự ly trung bình - ngắn và tần số di chuyển không bóng của cầu thủ ở mức cao. Cơ bản 2 yếu tố này đan xen với nhau, làm cho đội chơi Tiqui-Taca luôn kiểm soát được bóng và có cơ hội xuyên phá hàng phòng ngự đối phương.

Muốn hình thành được lối chơi này phải dựa trên nền tảng kỹ thuật cơ bản của các cầu thủ cực tốt, cộng thêm thời gian luyện tập với nhau phải đủ lâu để đạt được mức độ ăn ý trong các pha chuyền và chạy chỗ. Kỹ thuật ở đây phải là kỹ thuật cơ bản chứ không phải là kỹ thuật cá nhân điêu luyện như một số cầu thủ vẫn thường phô diễn. Các cầu thủ khi thực hiện tiki-taka không cần thiết phải rê dẫn bóng qua hàng loạt cầu thủ mà chỉ cần kiểm soát tốt trái bóng trong chân đưa ngay cho đồng đội khi thấy nguy hiểm và chạy chỗ nhận đường chuyền kế tiếp, cứ thế cứ thế trái bóng được luân chuyển liên tục giữa các cầu thủ với nhau cho đến khi tìm được sơ hở của đối phương và ghi bàn.

Trên thế giới hiện nay, chỉ có CLB Barcelona và đội tuyển Tây Ban Nha là triển khai thành thục lối chơi đó dựa trên yếu tố con người mà họ cần thiết. Các sản phẩm đào tạo từ lò La Masia của CLB Barcelona được đào tạo kỹ các kỹ năng cần thiết để có thể chơi lối chơi này và đội tuyển Tây Ban Nha được xây dựng trên con người và lối chơi của CLB Barcelona dù được bổ sung thêm một số nhân tố nhưng nòng cốt chính vẫn là các cầu thủ CLB Barcelona. Trên thực tế, một số CLB và đội tuyển hiện nay đã áp dụng thử lối đá tiki-taka trong đó có đội tuyển Việt Nam nhưng thật ra tất cả đều là phiên bản lỗi hoặc chưa đạt đến trình độ.

2. Tại sao trên thế giới chỉ có chỉ có CLB Barcelona và đội tuyển Tây Ban Nha là đá tiki-taka là thành công?

Hiện nay, trên thế giới có nhiều CLB cũng như đội tuyển với nhiều trường phái bóng đá khác nhau. Bỏ qua các trường phái bóng đá thiên về sức mạnh và khoa học như Anh, Ý, Đức… hay mang cung cách tự phát như bóng đá Châu Phi; các trường phái bóng đá kỹ thuật như Nam Mỹ, Đông Âu hay Hà Lan đều chơi tiki-taka được nhưng không ai áp dụng?

Đầu tiên phải kể đến bóng đá Nam Mỹ với 02 quốc gia hàng đầu là Brazil và Argentina, họ đều là những cầu thủ có kỹ thuật hàng đầu thế giới tuy nhiên, với bản tính ưa thích hội hè, màu sắc, họ ra sân là thể hiện mình chứ không phải là tuân thủ nghiêm ngặt với chiến thuật đề ra. Cũng chính vì vậy, Messi trong đội hình Barca và đội tuyển quốc gia là 02 thái khá đối lập. Ở Barca xây dựng lối chơi phục vụ cho anh và chính anh cũng đã phục vụ lại cho đội bóng. Còn ở đội tuyển, Messi đã không được phát huy hết năng lực của mình mặc dù các đồng đội của anh ở đội tuyển là những cầu thủ có khả năng không kém ở Barca bởi vì bóng đá là môn thể thao không chỉ của 01 người và không phải tập hợp các cầu thủ giỏi là 01 đội tuyển mạnh.

3. Việt Nam có thể chơi tiki-taka?

Người đầu tiên định hướng lối chơi này cho đội tuyển Việt Nam là HLV Henrique Calisto nhưng lối chơi chỉ được định hướng sau khi đội tuyển Việt Nam đoạt AFF Cup năm 2008. Trong chiến thuật lên ngôi năm đó, lối chơi phòng ngự phản công vẫn là lối chơi chủ đạo của đội tuyển Việt Nam. Cho đến khi đã vô địch, ông Calisto mới xây dựng cho đội tuyển một lối chơi có thể coi như là phù hợp với tố chất con người Việt đó là tận dụng khả năng uyển chuyển của mỗi cầu thủ, vận dụng lối chơi đan bóng ngắn, ít chạm và mang hơi hướng của tiki-taka.

Lối chơi đó sau này được các thế hệ HLV kế tiếp như Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc cũng dày công xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa đem lại thành công hay thậm chí là thất bại thảm hại tại AFF Cup 2012. Tại sao khi tất cả các chuyên gia đều nhận định đó là lối chơi phù hợp với Việt Nam nhưng chúng ta vẫn chưa vận dụng thành công? Yếu tố cốt lõi ở đây chính là yếu tố con người: các cầu thủ Việt Nam tuy khéo léo, uyển chuyển nhưng nền tảng kỹ thuật cơ bản còn rất yếu.

Quan sát giải vô địch quốc gia V-league và các giải trẻ, ta có thể nhận thấy rằng các đội đều có lối chơi tương tự như nhau, chỉ hơn thua nhau ở một vài cá nhân nổi trội chứ không có bản sắc riêng. Cách đào tạo của chúng ta xưa nay vẫn vậy, gần như các cầu thủ chỉ biết xỏ giày vào là ra sân đá theo hướng dẫn chỉ đạo của HLV chứ không có căn cơ nên đến khi thi đấu đỉnh cao họ thường hay bị ngợp khi xử lý tình huống.

Cầu thủ Việt Nam có thể rê dắt bóng qua hàng hoạt các cầu thủ nhưng khi cần qua 01 người họ lại không làm được hay việc có thể sút xa cả vài chục thước vẫn vào nhưng không thể ghi bàn dù ở cự ly rất gần hoặc không thể chuyền đúng quả bóng đến địa chỉ cần đến đó là điều thường thấy trên các sân cỏ Việt. Có bột mới gột nên hồ, với nền tảng kỹ thuật thiếu căn cơ như vậy, rất khó có thể cho HLV xây dựng được lối chơi của mình cho dù lối đá đó có phù hợp với tố chất con người Việt Nam.

4. Tiki-taka, liều thuốc ngủ cho nghệ thuật chơi bóng?

Với một số đông những người yêu thứ bóng đá tấn công đẹp mắt thì tiki-taka là một thứ bóng đá quyến rũ, hấp dẫn nhưng cũng đối với nhiều người, đó là một liều thuốc ngủ không hơn không kém. Nói cho cùng, bóng đá cũng chỉ là một môn thể thao hay là một thứ giải trí đối với khán giả và người hâm mộ. Khán giả đến sân để chứng kiến những màn đối đầu, tấn công hấp dẫn.

Tuy nhiên với tiki-taka, có cảm giác như rằng trên sân chỉ có 01 đội đang chơi bóng, đội còn lại chỉ là kẻ rượt đuổi, bám theo trái bóng giống như cách đá ma vậy. Cùng cách vận dụng tiki-taka nhưng ở Barca có phần phóng khoáng hơn nhờ Messi hay nói cách khác khán giả xem Barca hay chính là đang xem Messi thi đấu.

Ở đội tuyển Tây Ban Nha cũng vậy, nhưng khi không có Messi họ đã sử dụng Cesc Fàbregas như một tiền đạo ảo hay chính xác hơn là chiến thuật không tiền đạo. Đội tuyển Tây Ban Nha kiểm soát bóng luôn luôn đạt hơn 60% trong một trận đấu bằng những đường chuyền qua lại để tìm kẻ hở của đối phương chứ không hẳn tấn công ào ạt và phần lớn dành chiến thắng với tỷ số tối thiểu. Như vậy cách phòng ngự của Tây Ban Nha cũng chẳng khác gì lối đá phòng ngự tiêu cực của một số đội có lẽ chỉ khác nhau về phương thức mà thôi.

Đối với người hâm mộ trung lập (không phải là fan ruột của tuyển Tây Ban Nha), khi xem đội này thi đấu hẳn sẽ đem lại một cảm giác nhàm chán đến buồn ngủ khác hẳn với thứ bóng đá tấn công mà một số đội như Hà Lan, Brazil… mang lại cho khán giả. Chả lẽ, đỉnh cao của nghệ thuật bóng đá là nghệ thuật ru ngủ đối phương và ru ngủ cả khán giả hay sao?

(Bạn đọc: Đặng Huy)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@tinthethao.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập TinTheThao.com.vn

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục