Vì sao các tuyển thủ Việt Nam “ngại” mang chuông đi đấm xứ người?

23:10 Thứ sáu 27/12/2019 | 1

TinTheThao.com.vnQuang Hải bỏ qua lời mời từ Nhật Bản và La Liga, HAGL nói không với đề nghị từ Alaves về thương vụ Tuấn Anh. Tại sao lại có điều nghịch lý này?

Rõ ràng Việt Nam đang là “độc cô cầu bại”, thống trị tại Đông Nam Á nhưng cầu thủ V-League xuất ngoại lại không bằng Thái Lan. Sở dĩ nói điều này là căn cứ vào màn trình diễn của những cái tên tiêu biểu của khu vực Asean tại các giải đấu nước ngoài. Chanathip Songkrasin và Theerathon Bunmathan có thể được xem là 2 trường hợp thành công điển hình.

Theerathon vừa vô địch J-League cùng Yokohama Marinos. Đội trưởng Thái Lan mùa này thi đấu 25 trận, có 3 bàn thắng, 4 pha kiến tạo và được nhà tân vô địch J-League chi 1,2 triệu đô la mua đứt hợp đồng từ Muangthong United. Trước đó, Consadole Sapporo cũng lập kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” với Chanathip Songkrasin khi phá két sử dụng 84 triệu bath (khoảng 2,6 triệu đô la) chuyển nhượng “Messi Thái” từ Muangthong United.

 - Bóng Đá

 Quang Hải từ chối sang J-League, chờ cơ hội chín muồi sang châu Âu?

Trở lại với câu hỏi vì sao tuyển thủ Việt Nam không dám dũng cảm xuất ngoại? Trước hết có thể thấy cầu thủ Việt Nam thường ra nước ngoài sớm khi vẫn chưa đạt độ chín về chuyên môn. Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật chỉ mới 21 tuổi. Đây là thời điểm 2 tài năng HAGL chưa định hình đẳng cấp, khả năng chuyên môn. Vật lộn trong môi trường chuyên nghiệp, Công Phượng và Tuấn Anh thất bại là điều có thể lý giải. Nên nhớ Chanathip, Theerathon chuyển đến J-League khi đã 25 và 28 tuổi – thời điểm đã đủ kinh nghiệm, chín muồi về chuyên môn để đánh thuê.

Bên cạnh đó, cầu thủ Việt Nam, phần lớn phụ thuộc vào các CLB, tỏ ra thận trọng với xu hướng ra nước ngoài. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Quang Hải quyết định ở lại Hà Nội FC dù có lời mời từ Consadole Sapporo và La Liga. Nguyên nhân dẫn đến sự cân nhắc kỹ là bóng đá Việt Nam chưa có trường hợp đánh thuê nào được xem là thành công. Những thất bại của Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường…khiến cầu thủ Việt chùn chân và “ngại” thử thách.

 - Bóng Đá

 Tuấn Anh từng có kinh nghiệm thất bại tại Nhật Bản.

Thêm vào đó, các câu lạc bộ V-League đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thẩm định những lời mời xuất ngoại. Rõ ràng những CLB, giải đấu nước ngoài đánh giá cao thị trường Việt Nam. Họ cũng không ngần ngại sử dụng “chiêu trò” để đánh bóng tên tuổi, nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu đối với cổ động viên Việt.

Vì vậy sau mỗi giải đấu thành công của đội tuyển quốc gia Việt Nam thường xuất hiện những tin đồn chuyển nhượng liên quan đến các ngôi sao “nóng” nhất. Đa phần các đề nghị này là mời sang tập thử cùng CLB. Thế nên mới có chuyện nhiều cầu thủ, đội bóng V-League từ chối những đề nghị "hấp dẫn" từ J-League và châu Âu thời gian qua.

Tiểu Phương | 22:12 27/12/2019
TỪ KHOÁ
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục