Từ Ngoại hạng Anh đến Đông Nam Á, khoảng cách mạnh yếu đã khác xưa?

16:58 Thứ tư 06/09/2017 | 2

TinTheThao.com.vnĐT Việt Nam đã có một trận đấu rất khó khăn trên sân của Campuchia. Mặc dù đã giành chiến thắng, thế nhưng màn trình diễn của các cầu thủ vẫn bị NHM nước nhà chê bai khá nhiều. Thế nhưng, nếu nhìn rộng hơn, dường như khoảng cách giữa 2 khái niệm mạnh - yếu đã khác xưa rất nhiều.

Từ câu chuyện của Ngoại hạng Anh…

Trong những năm gần đây, mức độ canh tranh và sự khóc liệt của Ngoại hạng Anh đã vượt xa so với một thập kỉ trước. Chuyện một đội bóng nhỏ đánh bại các đại gia không phải là điều gì quá xa lạ. Đội bóng xuống hạng mua trước Hull City từng đánh bại đương kim vô địch Leicester với tỷ số 2-1, rồi sau đó khiến MU của HLV Mourinho phải rất vất vả mới có chiến thắng tối thiểu 1-0. Nếu là MU dưới thời Sir Alex, chắc chắn đó sẽ là những chiến thắng rất đậm và dễ dàng.

 - Bóng Đá

 Ông lớn MU đôi khi cũng phải rất vất vả trước những đối thủ nhỏ bé.

Sự trỗi dậy của các CLB nhỏ và tầm trung xuất phát từ việc gia tăng doanh thu từ bản quyền truyền hình cũng như cách phân chia “miếng bánh” này. So với các giải đấu khác của châu Âu, bản quyền truyền hình của Premier League cao hơn hẳn. Tổng số tiền giải đấu này thu về từ các nhà đài từ 2013/14 đến 2015/16 lên đến 5,5 tỷ bảng. Phần lớn số tiền này được phân phối theo hình thức chia đều.

Nguồn tiền đổ vào các CLB tăng lên, tạo điều kiện cho những đội bóng tầm trung “tậu” được những ngôi sao mà họ chỉ dám mơ ở thập kỉ trước. Cách đây 10 năm, ai có thể tưởng tượng rằng Stoke lại sở hữu nhiều nhà vô địch Champions League nhiều hơn cả Arsenal?

Không chỉ có các giải đấu cấp CLB, sự phát triển của những nền bóng đá tầm trung cũng rất đáng lưu tâm. Tại Châu Âu, trong khi Hà Lan tụt dốc không phanh thì Bỉ, Thụy Sĩ hay Ba Lan lại vươn lên nhanh chóng với vô số tài năng xuất sắc trong đội hình. Ở Châu Mỹ, hai huyền thoại bất diệt của bóng đá thế giới là Argentina và Brazil cũng đang phải “trầy da chóc vẩy” để tìm vé đến World Cup dù đối thủ của họ chỉ là những Colombia hay Venezuela.

… Nhìn sang “ao làng” Đông Nam Á

Nếu nhìn vào những sự thay đổi trên, việc Việt Nam phải thi đấu đến kiệt sức để giành chiến thắng tối thiểu 2-1 trước Campuchia cũng chẳng có gì là lạ. Rất nhiều người đã chỉ trích màn trình diễn của thầy trò HLV Mai Đức Chung, thậm chí dùng từ “nhục” để nói về các cầu thủ. Đây là một nhận định hết sức phiến diện.

 - Bóng Đá

 Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trước Campuchia.

Đội hình của ĐTVN trong trận đấu vừa qua là tập hợp của những cầu thủ trẻ đang mang tâm trạng nặng nề sau thất bại tại SEA Games cùng một số đàn anh chỉ tập chay trong 2 tháng vừa qua. Đòi hỏi ở họ một kết quả “hủy diệt” như thường lệ là điều không thể. Tình trạng hiện giờ của ĐTVN cũng không khác MU của David Moyes là mấy. Hơn nữa, quan điểm Campuchia yếu cũng là một lối suy nghĩ có phần… cổ hủ. Trong vài năm vừa qua, bóng đá Campuchia đã được đầu tư rất tốt. Họ có một cầu thủ chơi tại Nhật Bản, một HLV đến từ nền bóng đá phát triển, ĐTQG không tiến bộ mới là lạ. Cuối cùng, nên nhớ rằng, nhà vô địch SEA Games U22 Thái Lan cũng từng rất vất vả mới đánh bại được Đông Timor.

 - Bóng Đá

 Ngay cả Thái Lan cũng có lúc không tốt

Tất nhiên, mọi sự so sánh chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên, NHM Việt Nam hãy nhìn nhận một cách tỉnh táo nhất. Thế giới bóng đá đang thay đổi không ngừng, khái niệm giữa đội mạnh và yếu cũng được rút ngắn lại. Vì thế, thay vì chỉ trích hãy công nhận những gì HLV Mai Đức Chung và các học trò đã làm được. Đó mới là cách để chúng ta tiến về phía trước.              

Giang Nguyễn - Thể thao Việt Nam | 16:00 06/09/2017
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục