Tổng hợp: Huy Chương Olympic qua các thời kỳ

15:25 Thứ năm 26/07/2012

Tấm huy chương là mục tiêu cuối cùng các VĐV khao khát có được. Đây là một phần không thể thiếu của mỗi kỳ Olympic. Đồng thời, mỗi thiết kế trên đó đều mang tính đặc trưng của từng nước chủ nhà đăng cai. Đây là tổng hợp toàn bộ huy chương Olympic qua các thời kỳ. Giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về Olympic

* Olympic mùa hè

Athens 1896

Độ dày: 3,8 mm
Đường kính: 48 mm
Trọng lượng: 47 g
Số lượng: 100
Nhà thiết kế: Jules Clement Chaplain

Các nhà vô địch trong giải Olympics đầu tiên không nhận được huy chương vàng mà là huy chương bạc. Mặt trước của huy chương có hình thần Zeus, chúa tể của các vị thần, nắm trong tay nữ thần chiến thắng Nike. Hình đền thờ Acropolis được in trên mặt sau của huy chương.

Paris 1900

Độ dày: 3,2 mm
Kích thước: 59 mm x 41 mm
Trọng lượng: 53 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Frederique Vernon

Lần đầu tiên có phân loại huy chương vàng, bạc và đồng. Chỉ có huy chương hình chữ nhật đặt trong những chiếc đĩa. Hình nữ thần chiến thắng Nike ở mặt trước và hình một vận động viên giành vinh quang ở mặt sau.

Saint-Louis 1904

Độ dày: 3,5 mm
Đường kính: 37,8 mm
Trọng lượng: 21 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Dieges và nhân viên Clust

Các huy chương có in hình một vận động viên cầm vành nguyệt quế, biểu tượng của chiến thắng cùng những môn thi của thời Olympic cổ đại ở mặt trước. Mặt sau huy chương có hình nữ thần chiến thắng Nike.

London 1908

Độ dày: 4,4 mm
Đường kính: 33 mm
Trọng lượng: 21 g
Số lượng: 250
Nhà thiết kế: Bertram Mackennal

Nhà điêu khắc người Úc Bertram Mackennal - người từng thiết kế những đồng xu và con tem mang hình Vua George V - vẽ hình hai phụ nữ trao vành nguyệt quế chiến thắng cho một vận động viên, và hình vị thần bảo hộ xứ Anh (England), Thánh George.

Stockholm 1912

Độ dày: 1,5 mm
Đường kính: 33,4 mm
Trọng lượng: 24 g
Số lượng: 90
Nhà thiết kế: Bertram Mackennal/Erik Lindberg

Các huy chương trong kỳ Olympics Stockholm có hình một sứ giả loan tin khai mạc Thế vận hội và hình bán thân vận động viên thể dục dụng cụ tiên phong của Thụy Điển, Pehr Henrik Ling.

Antwerp 1920

Độ dày: 4,4 mm
Đường kính: 59 mm
Trọng lượng: 79 g
Số lượng: 450
Nhà thiết kế: Josue Dupon

Mặt sau huy chương tôn vinh chiến binh La Mã huyền thoại Silvius Brabo, người được cho là đã ném tên khổng lồ chuyên chặn đường đòi mãi lộ Druoon Antigoon xuống sông Scheldt của Antwerp.

Paris 1924

Độ dày: 4,8 mm
Đường kính: 55 mm
Trọng lượng: 79 g
Số lượng: 304
Nhà thiết kế: Andre Rivaud

Với tinh thần thể thao, mặt trước huy chương có hình một vận động viên nâng đối thủ của mình dậy. Mặt sau là hình các dụng cụ thể thao và cây đàn lia, một dấu hiệu của Olympiad Văn hóa.

Amsterdam 1928

Độ dày: 3 mm
Đường kính: 55 mm
Trọng lượng: 66 g
Số lượng: 254
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.

Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.

Los Angeles 1932

Độ dày: 5,7 mm
Đường kính: 55,3 mm
Trọng lượng: 96 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.

Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.

Berlin 1936

Độ dày: 5,7 mm
Đường kính: 55 mm
Trọng lượng: 71 g
Số lượng: 320
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.

Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.

London 1948

Độ dày: 5,1 mm
Đường kính: 51,4 mm
Trọng lượng: 60 g
Số lượng: 300
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.

Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.

Helsinki 1952

Độ dày: 4,8 mm
Đường kính: 51,4 mm
Trọng lượng: 46,5 g
Số lượng: 320
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.

Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.

Melbourne 1956

Độ dày: 4,8 mm
Đường kính: 51,4 mm
Trọng lượng: 68 g
Số lượng: 280
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.

Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.

Rome 1960

Độ dày: 6,5 mm
Đường kính: 68 mm
Trọng lượng: 211 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

Tuy vẫn giữ nguyên thiết kế cũ, nhưng những huy chương này được làm thành hình một bộ gồm huy chương đặt trong vòng nhẫn và dây chuyền "lá nguyệt quế" màu đồng. Hình vẽ ở mặt trước và mặt sau được hoán đổi cho nhau.

Tokyo 1964

Độ dày: 7,5 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 62 g
Số lượng: 314
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli/Toshikaka Koshiba

Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.

Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.

Mexico City 1968

Độ dày: 6 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 130 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

Nhà điêu khắc và họa sỹ người vùng Florentine Giuseppe Cassioli giành chiến thắng trong cuộc thi tạo mẫu huy chương do Ủy ban Olympic Quốc tế tổ chức, và từ 1928 đến 1968, thiết kế cơ bản của các huy chương đã được giữ nguyên.
Mặt trước huy chương là hình nữ thần chiến thắng Nike cầm vương miện dành cho người chiến thắng và một cành cọ. Mặt sau là hình người chiến thắng được đám đông công kênh.

Munich 1972

Độ dày: 6,5 mm
Đường kính: 66 mm
Trọng lượng: 102 g
Số lượng: 364
Nhà thiết kế: Gerhard Marcks

Lần đầu tiên kể từ 44 năm qua, các nhà tổ chức Olympics Munich đã phá bỏ truyền thống ở mặt sau tấm huy chương. Gerhard Marcks từ trường thiết kế Bauhaus của Đức đã vẽ hình Castor và Pollux - hai con trai song sinh thần thoại của Leda, có hai người cha khác nhau là vua Tyndareus của người Spartac và thần Zeus.

Montreal 1976

Độ dày: 5,8 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 154 g
Số lượng: 420
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

Huy chương tiếp tục được thiết kế thoáng ở mặt sau với vòng nguyệt quế đơn giản và biểu tượng của thành phố đăng cai Olympics.

Moscow 1980

Độ dày: 6,8 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 125 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli/Ilya Postol

Ý tưởng đưa biểu tượng của thành phố đăng cai tổ chức vào mặt sau của huy chương tiếp tục được sử dụng, được đặt phía trên biểu tượng sân vận động, tháp đốt và ngọn lửa Olympics.

Los Angeles 1984

Độ dày: 7,9 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 141 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli.

Các huy chương trở lại với kiểu thiết kế của Cassilio, đồng thời kết hợp với ý tưởng của họa sỹ người Mỹ Dugald Stermer.

Seoul 1988

Độ dày: 7 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 152 g
Số lượng: 525
Nhà thiết kế: Giuseppe Cassioli

Lại theo chủ nghĩa hiện đại, với hình một chim câu trắng mang nhánh nguyệt quế và biểu tượng Olympics Seoul - một biểu tượng Taegeuk cổ của Triều Tiên, giống như biểu tượng được dùng trên quốc kỳ của nước chủ nhà.

Barcelona 1992

Độ dày: 9,8 mm
Đường kính: 70 mm
Trọng lượng: 231 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Xavier Corbero

Nhà điêu khắc nổi tiếng nhất Tây Ban Nha hiện vẫn sống, Xavier Corbero đưa hình tượng nữ thần chiến thắng Nike vào thời hiện đại và đưa biểu tượng của Barcelona vào mặt sau tấm huy chương - một cái đầu màu xanh, tượng trưng cho biển Địa Trung Hải; màu vàng, ánh sáng mặt trời, đôi cánh tay dang rộng và cặp chân đỏ đang có bước nhảy dài.

Atlanta 1996

Độ dày: 5 mm
Đường kính: 70 mm
Trọng lượng: 181 g
Số lượng: 637
Nhà thiết kế: hãng thiết kế Malcolm Grear

Quay trở lại với thiết kế truyền thống nữ thần chiến thắng Nike. Mặt sau huy chương là biểu tượng Atlanta với ngọn lửa Olympics, những ngôi sao và cành nguyệt quế tượng trưng cho 100 năm tổ chức Olympics hiện đại.

Sydney 2000

Độ dày: 5 mm
Đường kính: 68 mm
Trọng lượng: 180 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Wojciech Pietranik

Thiết kế đã làm bùng lên những tranh luận, với phe chỉ trích nói biểu tượng lâu nay vẫn được đưa trên mặt trước của tấm huy chương lần này lại không phải là biểu tượng của Hy Lạp mà là đấu trường La Mã. Nhà thiết kế tiền xu người Úc Woljciech Pietranik đã đưa hình ảnh nhà hát con sò Sydney và ngọn đuốc Olympics vào mặt sau huy chương.

Athens 2004

Độ dày: 5 mm
Đường kính: 60 mm
Trọng lượng: 135 g
Số lượng: 1130
Nhà thiết kế: Elena Votsi

Người Hy Lạp chọn phong cách Hy Lạp, với hình vẽ mới nữ thần chiến thắng Nike bay trên sân vận động Panathenic 1896 để ban tặng chiến thắng cho những người khỏe nhất, cao nhất và nhanh nhất. Những chữ viết Hy Lạp truyền thống với lời thơ về Olympics được đặt dưới biểu tượng Athens.

Bắc Kinh 2008

Độ dày: 6 mm
Đường kính: 70 mm
Trọng lượng: 200 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Tiêu Dũng

Vị nữ thần và sân vận động Hy Lạp vẫn được trình bày ở mặt trước. Viên ngọc bích Trung Quốc quý giá được gắn phía sau mỗi huy chương.

London 2012

Độ dày: 7 mm
Đường kính: 85 mm
Trọng lượng: 400 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: David Watkins

Là những tấm huy chương mùa hè lớn nhất từ trước tới nay. Nghệ nhân David Watkins nói rằng những biểu tượng chính ở mặt trước và mặt sau là hình nữ thần chiến thắng Nike, tượng trưng cho tinh thần và truyền thống Olympics, là hình dòng sông Thames và thành phố London. Ở mặt sau có chữ 2012 cách điệu, đại diện cho thành phố hiện đại. Logo được đặt trên nền những chiếc gậy nhỏ đan xen nhau thể hiện năng lượng của các vận động viên và tinh thần sát cánh bên nhau. Sông Thames chảy qua giữa tấm huy chương với hình dải lụa trang trí. Hậu cảnh trông giống hình chiếc bát gợi nhớ các sân vận động cổ xưa, với ô vuông tạo cảm giác cân bằng. Từng môn thể thao được chạm trổ vào bên rìa mỗi tấm huy chương, và tất cả đều được hãng Royal Mint chế tạo tại khu Llantrisant ở vùng nam xứ Wales.

* Olympic mùa đông:

Chamonix 1924

Độ dày: 4 mm
Đường kính: 55 mm
Trọng lượng: 75 g
Số lượng: --
Nhà thiết kế: Raoul Bernard

Một người trượt tuyết đứng trước đỉnh Mont Blance, một tay cầm gậy, một tay cầm ván trượt. Raoul Bernard ký tên mình vào bên phải, mặt trước tấm huy chương.

St Moritz 1928

Độ dày: 3 mm
Đường kính: 50,4 mm
Trọng lượng: 51 g
Số lượng: 31
Nhà thiết kế: Arnold Hunerwadel

Ngôi sao đang lên người Na Uy Sonja Henie giành ba huy chương vàng đầu tiên của mình với môn trượt ván ở kỳ Olympics này. Tấm huy chương có hình một người trượt ván giang rộng cánh tay giữa những bông tuyết rơi.

Lake Placid 1932

Độ dày: 3 mm
Đường kính: 55 mm
Trọng lượng: 51 g
Số lượng: 35
Nhà thiết kế: --

Quang cảnh tấp nập với nữ thần chiến thắng Nike xuất hiện trên dãy núi Adirondack, với sân vận động Olympic và cầu nhảy trượt tuyết bên dưới.

Garmisch-Partenkirchen 1936

Độ dày: 4 mm
Đường kính: 100 mm
Trọng lượng: 324 g
Số lượng: 36
Nhà thiết kế: Richard Klein

Nhà thiết kế huy chương theo chủ nghĩa phát xít Richard Klein vẽ hình nữ thần chiến thắng Nike điều khiển cỗ xe chiến mã trên vòm chiến thắng, với các dụng cụ thể thao mùa đông bên dưới.

St Moritz 1948

Độ dày: 3,8 mm
Đường kính: 60,2 mm
Trọng lượng: 103 g
Số lượng: 51
Nhà thiết kế: Paul Andre Droz
Những bông tuyết xuất hiện trở lại, với hình ngọn đuốc Olympic trông như một cây kem và khẩu hiệu Olympics Citius, Altius, Fortius, có nghĩa là nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn.

Oslo 1952

Độ dày: 3 mm
Đường kính: 70 mm
Trọng lượng: 137,5 g
Số lượng: 48
Nhà thiết kế: Vasos Falireus/Knut Yvan

Mặt sau huy chương có hình tòa thị chính Oslo, khối nhà vừa được khánh thành trước đó chưa đầy hai năm và được dùng làm biểu tượng cho kỳ Olympics được tổ chức tại thành phố này.

Cortina d'Ampezzo 1956

Độ dày: 3 mm
Đường kính: 60,2 mm
Trọng lượng: 120,5 g
Số lượng: 40
Nhà thiết kế: Costantino Affer

Nhà thiết kế người Milan, Constantino Affer, vẽ hình "người phụ nữ lý tưởng" với vương miện là những vòng tròn Olympics ở mặt trước, với Đỉnh Pomagagnon đứng chắn ở mặt bắc của Cornita, được đặt nằm sau bông tuyết ở mặt sau tấm huy chương.

Squaw Valley 1960

Độ dày: 4,3 mm
Đường kính: 55,3 mm
Trọng lượng: 95 g
Số lượng: 60
Nhà thiết kế: Jones Herff

Huy chương được thiết kế nhằm khuyến khích các vận động viên trẻ. Khoảng trống bên dưới mặt sau tấm huy chương được bỏ trống để khắc tên vận động viên đoạt giải.

Innsbruck 1964

Độ dày: 4 mm
Đường kính: 72 mm
Trọng lượng: 110 g
Số lượng: 61
Nhà thiết kế: Arthur Zegler/Martha Coufal

Huy chương do hai nhà thiết kế thực hiện, mỗi người đảm nhận một mặt. Martha Coufal đưa dãy núi Torlauf vào mặt trước. Arthur Zegler lồng ghép những vòng tròn Olympics vào hình ảnh cây cầu trên sông Inn, biểu tượng của thành phố.

Grenoble 1968

Độ dày: 3,3 mm
Đường kính: 61 mm
Trọng lượng: 124 g
Số lượng: 250
Nhà thiết kế: Roger Excoffon

Nhà thiết kế Roger Excoffon thể hiện hình một bông tuyết và bông hồng đỏ của Grenoble ở mặt trước, cùng hình cách điệu hóa từng môn thể thao ở mặt sau mỗi tấm huy chương.

Sapporo 1972

Độ dày: 5 mm
Kích thước: 57,3 mm x 6,3 mm
Trọng lượng: 130 g
Số lượng: 89
Nhà thiết kế: Yagi Kazumi/Ikko Tanaka

Mặt trước là hình dòng kẻ trên tuyết. Ở mặt sau, nhà thiết kế Ikko Tanaka - người sáng lập ra chuỗi cửa hàng Muji - kết hợp cảnh mặt trời mọc truyền thống với một bông tuyết và những vòng tròn Olympics hiện đại.

Innsbruck 1976

Độ dày: 5,4 mm
Đường kính: 70 mm
Trọng lượng: 164 g
Số lượng: 71
Nhà thiết kế: Arthur Zegler/Martha Coufal

Martha Coufal lại một lần nữa tham gia, với việc đưa biểu tượng của Innbruck vào với các vòng tròn Olympics. Mặt sau là sự kết hợp của dãy núi Alps, khu trượt tuyết Bergisel và ngọn đuốc Olympics.

Lake Placid 1980

Độ dày: 6,1 mm
Đường kính: 81 mm
Trọng lượng: 205 g
Số lượng: 73
Nhà thiết kế: hãng Tiffany & Co. New York

Không phải là nguyệt quế mà là một cành thông. Dãy núi Adirondack được thể hiện với biểu tượng của Lake Plalcid.

Sarajevo 1984

Độ dày: 3,1 mm
Kích thước: 71,1 mm x 65,1 mm
Trọng lượng: 164 g
Số lượng: 95
Nhà thiết kế: Nebojsa Mitric

Nebosja Mitric thể hiện phong cách thiết kế với hình bông tuyết Thế vận hội ở mặt trước và hình đầu một vận động viên đội vòng nguyệt quế ở mặt sau huy chương.

Calgary 1988

Độ dày: 3 mm
Đường kính: 69 mm
Trọng lượng: 193 g
Số lượng: 89
Nhà thiết kế: Fridrich Peter

Hình ảnh người thổ dân với kiểu tóc được trang trí bằng các dụng cụ thể thao mùa đông được thể hiện trên tấm huy chương. Bông tuyết và lá phong kết hợp với nhau tạo thành hai chữ C, viết tắt cho Calgary và Canada.

Albertville 1992

Độ dày: 9,1 mm
Đường kính: 92 mm
Trọng lượng: 169 g
Số lượng: 89
Nhà thiết kế: Lalique

Những tấm huy chương cho Thế vận hội mùa đông lần đầu tiên sử dụng các nguyên liệu khác trước. Lalique chế tạo thủ công những bộ sản phẩm bằng kính đặt trên nền chất liệu vàng. Những vòng tròn Olympics được đặt trước rặng núi bao quanh Albertville.

Lillehammer 1994

Độ dày: 8,5 mm
Đường kính: 80 mm
Trọng lượng: 131 g
Nhà thiết kế: Ingjerd Hanevold

Ingjert Hanevold chọn đá granite làm chất liệu nền để thể hiện tình yêu thiên nhiên của người Na Uy. Bà hy vọng hình ảnh người trượt tuyết đem lại cảm giác "hài hước, nhẹ nhàng và dễ nhận biết".

Nagano 1998

Độ dày: 8 mm
Đường kính: 80 mm
Trọng lượng: 261 g
Nhà thiết kế: Kiso Kurashino/Bảo tàng Kogei

Huy chương được làm bằng chất sơn dầu truyền thống vùng Kiso, được dát thêm vàng và tráng men. "Hoa tuyết" biểu tượng của kỳ Thế vận hội được vẽ với cảnh các vận động viên thi tài ở các môn thể thao.

Salt Lake City 2002

Độ dày: 10 mm
Đường kính: 85 mm
Trọng lượng: 567 g
Thiết kế: Scott Given/hãng Axiom Design

Là một trong những tấm huy chương có trọng lượng nặng nhất, với hình những khối đá trên dòng sông Utah. Hình dáng thiết kế ở mặt sau khác với mặt trước, với hình nữ thần chiến thắng Nike nâng đỡ một vận động viên ở từng môn thể thao. Giống như ngọn đuốc Salt Lake, các huy chương tiếp tục thể hiện chủ đề "thắp sáng ngọn lửa bên trong" với hình một vận động viên chạy băng qua đá tuyết.

Turin 2006

Độ dày: 10 mm
Đường kính: 107 mm
Trọng lượng: 469 g
Nhà thiết kế: Dario Quatrini

Huy chương có lỗ tròn ở giữa, giống như vòng tròn Olympics và thể hiện hình chiếc bánh pizza của Ý. Được thiết kế nhằm thu hút sự chú ý vào khu vực lồng ngực, nơi chiếc huy chương được thòng xuống khi đeo vào cổ vận động viên chiến thắng.

Vancouver 2010

Độ dày: 6 mm
Đường kính: 100 mmTrọng lượng: 576 g
Nhà thiết kế: Corrine Hunt và Omer Arbel

Được đúc chín lần, mỗi lần tạo cho tấm huy chương cảm giác gợn sóng nhấp nhô như phong cảnh của Vancouver. Mỗi tấm huy chương độc đáo đều có hình ảnh một phần tác phẩm nghệ của của thân mẫu Corrine Hunt - những hình vẽ lấy cảm hứng từ thủy quái.

Tổng hợp | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục