Tay vợt vĩ đại nhất lịch sử tụt dốc vì giới tính

09:02 Thứ ba 24/01/2012

“Đến tận ngày nay, Billie Jean King vẫn là một trong những nữ vận động viên nổi tiếng nhất trong lịch sử thể thao thế kỷ XX, người tạo nên lịch sử bởi những câu chuyện của mình...”

Năng khiếu không đợi tuổi

Billie Jean King sinh năm 1943 ở Long Beach, California trong một gia đình bình thường với cha làm lính cứu hỏa và mẹ ở nhà làm nội trợ chứ không phải trong một gia đình vận động viên nào khác. Mặc dù cha mẹ bà là những người bình thường, không thể phủ nhận rằng họ là những người rất thích các môn thể thao vận động, và có thể vì thế cô bé Billie Jean Moffit rất thích thể thao, đặc biệt là bóng đá.

Billie Jean King với những giải thưởng thời trẻ

Hơn thế nữa, bản thân con người Billie Jean King từ nhỏ ngoài sở thích đã có một năng khiếu bẩm sinh trong thể thao nên bà chơi bóng đá rất giỏi. Tuy nhiên bóng đá không có duyên với Billie Jean King khi mỗi lần đi dã ngoại cùng cha mẹ và bạn bè, nhiều chàng trai rủ bà cùng chơi bóng đá nhưng lại hay gọi bà là “giả nam”.

Ngày đó, cô bé Billie rất buồn lòng vì chuyện đó. Hơn thế nữa, dù rất có khả năng trở thành một vận động viên bóng đá tài năng, tương lai cho một phụ nữ làm cầu thủ bóng đá không hề tươi sáng, nhất là thời kỳ đó, người phụ nữ vẫn được coi là thế yếu trong xã hội.

Chính vì thế, bố mẹ của Billie Jean King cho con gái tập quần vợt, một môn học có chút nữ tính hơn. Năm đó, Billie Jean King tròn 11 tuổi. Kể từ ngày đó, quần vợt chính là môn thể thao thay đổi cả cuộc đời Billie Jean King, và hơn thế của cuộc đời nhiều người phụ nữ khác.

Năm 11 tuổi, do không mặc loại váy chuyên dụng dành cho bộ môn quần vợt, nên Billie Jean King đã bị cấm tham gia thi đấu. Từ đó trở đi, dù còn nhỏ tuổi, có một quyết tâm nung nấu trong lòng bà, phải dùng sức lực của mình thay đổi môn quần vợt.

Lúc đầu bà học quần vợt ở một sân vận động, và 6 tháng sau, bà được học các kỹ năng thi đấu và đã tham gia thi đấu ngay tại giải câu lạc bộ quần vợt Los Angeles. Tuy có năng khiếu và bản lĩnh thi đấu nhưng phải đến 4 năm sau, khi bước sang tuổi thứ 15, Billie Jean King mới giành được thắng lợi đầu tiên trong một giải nữ.

Bắt đầu từ đó, sự nghiệp của Billie Jean King mới bắt đầu thăng hoa với những giải thưởng đánh đơn và đánh đôi trong giải quần vợt danh tiếng Wimbledon. Đến năm 1975, Billie Jean King đã giành được 20 giải quán quân Wimbledon, được nhận danh hiệu nữ vận động viên xuất sắc nhất. Bà là chủ tịch sáng lập nên hiệp hội quần vợt nữ.

Năm 1976, vợ chồng bà thành lập Hiệp hội Quần vợt thế giới và Billie Jean King trở thành nữ huấn huyện viên đầu tiên. Bà cũng viết sách và được ghi danh vào bảo tàng những người phụ nữ nổi tiếng và cho tới giờ vẫn luôn là người có nhiều ảnh hưởng nhất đối với tất cả các vận động viên nữ.

Trong thể thao, dường như phái nữ vẫn luôn giữ một vị trí thế yếu nhất định so với nam giới nhưng Billie Jean King đã luôn tôn vinh và đấu tranh cho người phụ nữ không chỉ trong thể thao mà còn có ảnh hưởng ra ngoài xã hội.

Nữ đấu với nam – trận đấu kỳ lạ duy nhất trong lịch sử

Trận đấu được gọi với cái tên “Trận đấu của giới tính” năm 1973 cho tới nay vẫn là một trận đấu lịch sử trong môn quần vợt của Billie Jean King.

Sự chiến thắng của bà không chỉ mang lại giải thưởng 1 triệu đô la, giải thưởng cao nhất dành cho vận động viên quần vợt đơn nữ thời đó mà trận đấu này còn có sự đặc biệt khi đối thủ của bà là một cây vợt nam: Bobby Riggs.

Bobby Riggs là cây vợt nam đầy kiêu ngạo về danh tiếng cũng như tiền bạc. Ông được coi là người mở ra quần vợt chuyên nghiệp nhưng lại là người thường phê phán chỉ trích và coi thường những vận động viên nữ.

Bobby Riggs tuyên bố phụ nữ chơi thể thao quá tồi và kể cả những người giỏi nhất thế giới cũng chẳng thắng nổi mình. Ông nói một nữ vận động viên dù xuất sắc đến mấy cũng không thể nào chiến thắng được nam giới, dù vận động viên nam ấy không ở thời điểm đỉnh cao của phong độ.

Billie Jean King nhận huân chương từ tổng thống Obama

Và thế là lần đầu tiên trong lịch sử, một tay vợt nữ đấu với một tay vợt nam tại sân vận động Houston Astrodome. Trận đấu đạt con số kỷ lục về người xem khi có tới 60 triệu người theo dõi trận đấu trên màn hình ti vi và xem trực tiếp trên sân vận động.

Trận đấu còn mang đậm tính ganh đua về giới tính hơn khi Billy Jean King bước vào sân trên chiếc ghế đỏ được kiệu bởi những nam vận động viên bóng bầu dục ở trần giống như một nữ hoàng trên ngai, còn Billy Riggs xuất hiện trên xe kéo do một nhóm người mẫu nữ kéo.

Trận đấu diễn ra với sự hồi hộp của tất cả mọi người và khi Billy Jean King chiến thắng ở séc cuối cùng ghi dấu một chiến thắng tuyệt đối 3-0 thì rất nhiều người vỗ tay reo mừng vang dội. Billy Jean King nhận giải thưởng 1 triệu đô và là giải thưởng cao nhất dành cho vận động viên quần vợt nữ thời đó.

Và cho tới giờ trận đấu ấy vẫn là một trong những trận đấu nổi tiếng nhất. Billie Jean King ghi thêm một thắng lợi cho chiến dịch vì sự bình đẳng của giới tính và thêm một dấu ấn cho sự nghiệp vốn đã huy hoàng của mình.

Giới tính đến muộn và sự ảnh hưởng lớn

Năm 1965, Billie Jean King kết hôn với Lawrence King, một nhà kinh tế, luật sư, một nhà cố vấn và là người bên cạnh đồng hành tích cực bên bà trong sự nghiệp. Họ đã cùng nhau phát hành tạp chí Women Sports, chuyên đăng các sự kiện thể thao của riêng các vận động viên nữ.

Hai vợ chồng còn lập nên mạng lưới câu lạc bộ quần vợt trên toàn quốc và các cửa hàng dụng cụ thể thao tiếng tăm. Năm 1976, họ lập nên Hiệp hội Quần vợt thế giới... Có thể nói với sự giúp đỡ của chồng, những thành tích của Billie Jean King nhanh chóng đạt được thành công hơn.

Ấy thế nhưng cuộc hôn nhân của họ kết thúc sau 22 năm. Họ luôn đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ nhưng hôn nhân của họ cũng không hạnh phúc bởi chính người phụ nữ.
Sau khi kết hôn được 3 năm, năm 1968, Billie Jean King phát hiện ra mình có sự quan tâm đặc biệt với người phụ nữ. Bà yêu phụ nữ, nhưng thời ấy việc công khai là người đồng tính không dễ dàng gì.

Năm 1971, bà đã phá thai và tới 10 năm sau bà mới thú nhận rằng lúc ấy cuộc hôn nhân của mình không đủ giá trị đối với bản thân để mang đến sự ra đời của một đứa trẻ trong gia đình.
Cùng năm ấy, Billie Jean King bắt đầu quan hệ bí mật với người thư ký của mình, Marilyn Barnett và năm 1981 bà dính vào vụ kiện của Barnett và lúc ấy cả thế giới mới biết được rằng người mà bà thực sự cảm thấy yêu đó phụ nữ chứ không phải nam giới.

Ngay lập tức nhiều hợp đồng đã bị hủy và bà mất khá nhiều tài sản. Năm 1981, Billie Jean King đã muốn nghỉ thi đấu nhưng sau vụ kiện bà vẫn phải tiếp tục để kiếm tiền trả các luật sư.
Sau này, khi bước vào tuổi 51, bà mới thực sự mở lòng nói về giới tính của mình. Thông thường 50% những người có vấn đề về giới tính có thể nhận thấy sự khác biệt của mình khi lên 13 tuổi, nhưng bà thuộc về 50% còn lại.

Cho tới năm 21 tuổi, bà vẫn thực sự yêu chồng mình. Bà khẳng định mình sẽ không lấy chồng nếu như bà biết vấn đề về giới tính của mình. Chính vì vậy, bà không hối hận gì về quãng thời gian ấy mặc dù, Billy Jean King đã phải giấu giới tính thật của mình một thời gian dài dù sau này bà có nhiều hoạt động đấu tranh cho người đồng tính nhưng áp lực của xã hội và gia đình vẫn đè nặng lên một người mạnh mẽ như bà.

Nhưng những chuyện đời tư của Billie Jean King không lấn át đi tài năng và những ảnh hưởng của bà với các thế hệ khác trong sự nghiệp. Bà được ghi danh vào bảo tàng những người phụ nữ nổi tiếng và được đưa vào danh sách 100 người phụ nữ có ảnh hưởng trong mọi thời đại.

Với nhiều giải thưởng trong sự nghiệp, gần đây nhất, bà đã nhận huân chương tự do của tổng thống Mỹ trao tặng cho những cống hiến của bà.

Cho tới tận bây giờ, Billie Jean King vẫn là thần tượng của nhiều vận động viên quần vợt nữ nói riêng và các vận động viên nói chung. Sự góp mặt của bà trong các hoạt động không chỉ truyền cho người khác một sức mạnh vô hình trong thể thao mà còn trong cả cuộc sống đời thường.

Trung Hiếu | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục