Quyết giành HCV SEA Games, bóng đá Việt Nam phá lệ vì điều này

23:39 Thứ ba 07/05/2019 | 2

TinTheThao.com.vnChưa bao giờ đội tuyển U23 Việt Nam “máu” chức vô địch môn bóng đá nam SEA Games như kỳ này.

Ám ảnh với biệt danh ‘Vua về nhì”

Bóng đá Thái Lan gần đây thường mỉa mai đối thủ truyền kiếp Việt Nam bằng biệt danh ‘Vua về nhì” và tự hào với việc thống trị môn bóng đá nam SEA Games. Thực vậy ‘thành tích luận anh hùng”. Kể từ khi Việt Nam hội nhập với bóng đá khu vực vào năm 1991 đến nay, tại SEA Games, Thái Lan luôn chứng tỏ vị trí ông trùm Đông Nam Á.

Chỉ Malaysia có thể thách thức bầy Voi chiến với 2 lần vô địch vào năm 2009 và 2011, các HCV còn lại đều thuộc về Thái Lan, thậm chí họ còn thiết lập kỷ lục 8 lần đăng quang liên tiếp từ năm 1993 đến 2007.

 - Bóng Đá

 U23 Thái Lan thống trị môn bóng đá nam SEA Games.

Trong khi đó, Việt Nam nhiều lần đứng trước ngưỡng cửa thiên đường nhưng đều trượt chân ôm hận và nuối tiếc. Chúng ta 5 lần giành quyền vào chơi trận đấu cuối cùng nhưng đều thất bại đau đớn, chỉ về nhì vào các năm 1995, 1999, 2003, 2005 và 2009.

Thậm chí khi SEA Games tổ chức trên sân nhà Hà Nội và TP.HCM, Việt Nam vào thời điểm này sở hữu lứa thế hệ vàng: Phạm Văn Quyến, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Hữu Thắng, Phan Văn Tài Em,... cũng không thể đá bại Thái Lan để đăng quang chức vô địch.

Đáng tiếc nhất là năm 2009 tạo Lào, Việt Nam vừa vô địch AFF Cup 2008, dưới quyền của HLV trưởng Henrique Calisto, chúng ta làm mưa làm gió từ vòng loại đến bán kết. Trận chung kết, thầy trò ông Calisto chạm trán Malaysia, từng thua Việt Nam 1-3 ở vòng bảng. Như một định mệnh trớ trêu, Malaysia không cách nào thắng Việt Nam nhưng chúng ta “tự bắn vào chân mình” bằng bàn đá phản của hậu vệ Mai Xuân Hợp và dâng chiếc HCV môn bóng đá SEA Games cho đối thủ.

U23 Việt Nam tập trung 1 tháng/lần cho mục tiêu vô địch SEA Games

Lẽ ra ông Park Hang-seo chỉ dẫn dắt ĐTQG thi đấu vòng loại World Cup 2022 với nhiệm vụ nâng tầm đội tuyển Việt Nam, phấn đấu giành vé vào vòng chung kết. Cánh tay phải của ông Park, trợ lý Lee Young-jin sẽ dẫn dắt U23 Việt Nam dự SEA Games 2019 tại Philippines vào cuối năm nay. Thế nhưng trước khát vọng của người hâm mộ bóng đá nước nhà, thầy Park buộc phải thay đổi kế hoạch, chấp nhận thử thách chinh phục chức vô địch môn bóng đá SEA Games 2019.

 - Bóng Đá

 Hà Đức Chinh từng ghi bàn vào lưới U23 Thái Lan tại vòng loại U23 châu Á 2020 bảng K.

Để chuẩn bị cho mục tiêu đầy thách thức này, lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá nước nhà, VFF đã ra quyết định “vô tiền, khoáng hậu’. Theo đó, kể từ tháng 6 cho đến SEA Games diễn ra, U23 Việt Nam sẽ tập trung liên tục hàng tháng, mỗi tháng khoảng 7 đến 10 ngày. Mục đích là rèn binh, rèn chiến thuật, nâng cao khả năng chuyên môn của từng cầu thủ.

Tại sao lại có quyết định lịch sử này của ông Park và VFF? Đầu tiên nó cho thấy bóng đá Việt Nam chưa thoát khỏi lối mòn tư duy vùng trũng Đông Nam Á, quá “máu” và chú trọng vào thành tích SEA Games. Trong khi tiềm năng và thực lực của thầy trò HLV Park Hang-seo đã tiệm cận tầm châu lục.

Ngoài ra, việc ông Park đề ra kế hoạch tập trung này xuất phát từ sự chêch lệch đẳng cấp giữa các cầu thủ U23 Việt Nam. Rõ ràng có khoảng cách nhất định giữa Quang Hải, Đình Trọng, Văn Hậu (Hà Nội), Đức Chinh (Đà Nẵng), Việt Hưng (HAGL), Tấn Tài (Bình Dương)... và Thanh Bình (Viettel), Danh Trung (Huế), Tấn Sinh (Quảng Nam)... Có thể nói đây là kế hoạch hợp lý, khoa học vì U23 Việt Nam không thể nào vô địch chỉ với đội hình chính thức.

Các cầu thủ dự bị cũng đóng vai trò quan trọng đối với lịch thi đấu dày đặc của môn bóng đá SEA Games 2019 trung bình 2 ngày/trận và 7 trận trong 13 ngày nếu muốn giành HCV.

Gia Minh | 23:00 07/05/2019
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục