Tình xứ Nghệ

21:13 Thứ sáu 11/03/2016

(TinTheThao.com.vn) - Như đã thành quy luật, mỗi năm Sông Lam Nghệ An lại mất đi vài trụ cột, và thông thường, không cầu thủ nào của xứ Nghệ đá tốt khi gặp lại đội bóng quê hương.

Ở nước ngoài, khi một cầu thủ dứt áo ra đi, thường sẽ bị một bộ phận cổ động viên cực đoan lên án, gọi cầu thủ đó là Judas, là kẻ phản bội, nếu anh ta gia nhập một câu lạc bộ kình địch, thì sự nổi giận của fan “cuồng” còn lớn hơn nhiều. Cái đầu lợn giành cho Figo trong trận “siêu kinh điển” giữa Real và Barca là minh chứng rõ nét. Các cầu thủ khi trở lại đội bóng cũ luôn chịu những áp lực, nhẹ thì là tiếng la ó, huýt sáo mỗi khi mình cầm bóng, còn nặng thì là chửi bới, mạt sát, đe dọa.

CĐV xứ Nghệ vẫn luôn đồng hành cùng cầu thủ của mình, dù họ không còn thi đấu cho đội bóng quê hương. Ảnh: Đình Viên.

Người Nghệ An lại cư xử khác, đối với họ, dù ai có đi đến nơi đâu thì vẫn là người con xứ Nghệ. Họ luôn luôn ủng hộ vô điều kiện người đồng hương, luôn mong các cầu thủ có một sự nghiệp ngày càng rực rỡ. Hãy nhìn Công Vinh, anh thành danh, ra đi rồi quay về, rồi lại ra đi, nhưng người Nghệ không ai gọi anh là “kẻ phản bội”, các cầu thủ trẻ thì vẫn xem Công Vinh là tấm gương để cố gắng.

Có lẽ cũng chính vì cách cư xử tình nghĩa này, mà không cầu thủ xứ Nghệ nào không cảm thấy khó khăn khi đối đầu với câu lạc bộ đã đào tạo ra và giúp họ đổi đời.

Mới nhất là trong trận đấu giữa Becamex Bình Dương với Sông Lam Nghệ An, hậu vệ cánh Âu Văn Hoàn được ra sân đá chính cho Bình Dương. Ít nhất có hai lần trong hiệp một, sau những pha lên bóng rất có nét, Hoàn “cụt” đã có cơ hội tạt bóng vào trong, nhưng cả hai quả tạt đó của anh đều đi rất không chính xác. Hoàn “cụt” chuyên môn không hề tồi, nhưng trước sức nặng của tình quê, của 6000 người Nghệ An ngồi trên khái đài sân Gò Đậu, anh đã không thể hiện được đúng năng lực của mình.

Công Vinh vẫn là tấm gương các cầu thủ trẻ SLNA soi vào để cố gắng. Ảnh: Đình Viên.

Dẫu biết rằng, đã là cầu thủ chuyên nghiệp, phải có trách nhiệm với đội bóng mà mình phục vụ, và cũng tin rằng không cầu thủ gốc Nghệ An nào chủ động lơi chân để đội bóng quê hương hưởng lợi, nhưng nhiều khi cảm xúc chi phối quá nhiều thành ra đôi chân không theo ý muốn.

Người xứ Nghệ nặng tình quê hương, cầu thủ Nghệ cũng không ngoại lệ, dù nói thế nào thì tình cảm vẫn là thứ quý giá nhất. Chỉ mong rằng những người làm bóng đá xứ Nghệ giữ được thứ tình cảm đó không phai nhạt, trong bối cảnh rất nhiều lò đào tạo mới nhưng đã tạo dựng được danh tiếng như Hoàng Anh Gia Lai, PVF, Viettel,... bắt đầu đẩy mạnh “khai thác” mỏ vàng bóng đá Sông Lam.

(Bạn đọc: Phan Huỳnh Tuấn)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

21:00 11/03/2016
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục