Góc bóng đá: Trong guồng quay của đồng tiền

09:42 Thứ bảy 25/10/2014

(TinTheThao.com.vn) - “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền” đó là câu nói nổi tiếng của John Davison Rockefeller một nhà công nghiệp người Mỹ, trong bóng đá câu nói này là một điều tương đối chính xác, một đất nước giàu sẽ có một đội tuyển mạnh, một CLB có nhiều tiền thì thường sẽ có những thành tích ấn tượng, vì thế có thể khẳng định đồng tiền đang chi phối rất nhiều trong lĩnh vực bóng đá nói riêng và cả xã hội nói chung.

Ngày mà Sir Alex Ferguson (cựu HLV MU) còn tại vị ông từng nóng mắt khi thấy CLB cùng thành phố là Manchester City mua sắm rầm rộ trên thị trường chuyển nhượng nhờ sự hậu thuẫn đằng sau của những ông chủ Ả Rập khét tiếng giàu có, Ferguson chế nhạo Man City bằng việc gọi họ là “gã hành xóm ồn ào”.

Tháng 8 năm 2008, Man City được mua bởi tập đoàn Abu Dhabi và ngay lập tức đội bóng đã mua về cho mình những cầu thủ đắt giá, phá vỡ kỉ lục chuyển nhượng tại Anh với việc mua tuyển thủ Brazil Robinho từ Real Madrid.

Tháng 8 năm 2008, Man City được mua bởi tập đoàn Abu Dhabi và ngay lập tức đội bóng đã mua về cho mình những cầu thủ đắt giá

Mùa hè năm 2009 đội bóng tiếp tục mua cầu thủ mới, và tiêu hơn 100 triệu bảng để có Gareth Barry, Santa Cruz, Kolo Touré, Emmanuel Adebayor, Carlos Tévez và Joleon Lescott. Mùa giải 2010/11 bắt đầu, Manchester City đã kí hợp đồng với Jerome Boateng, Yaya Toure, David Silva, Kolarov, James Milner và Mario Balotelli… Từ một đội bóng trung bình nhưng chỉ sau vài năm ngắn ngủi đồng tiền đã giúp Man City 2 lần trở thành nhà vô địch NHA và một thế lực mới của bóng đá xứ sở sương mù.

Trước khi Abramovich có mặt ở Chelsea CLB này cũng có chút tiếng tăm nhưng chưa bao giờ thật sự ổn định còn nợ nầng thì chồng chất, nhưng kể từ khi tỉ phú người Nga quyết định mua lại Chelsea “The Blues” đã trở thành một “đại gia” thật sự trong làng bóng đá châu Âu, với Abramovich tiền nong không phải là vấn đề chính, miễn sao thành công nhanh chống là được.

Ngay trong ngày đầu tiên chính thức sở hữu Chelsea, mùa hè 2003 CLB tậu về những ngôi sao tên tuổi lúc đó Adrian Mutu, Crespo, Veron, Damien Duff, Makelele… đó là tiền đề để bây giờ Chelsea trở thành CLB tên tuổi bậc nhất bóng đá Anh, chính đồng tiền đã giúp Chelsea khoát 1 bộ áo mới lộng lẫy hơn rất nhiều so với chính mình thời “bữa đói, bữa no”.

Gần đây hai đội bóng Paris Saint-Germain và Monaco đã biến mình thành những “gã khổng lồ” ở League 1 bởi 3 chữ “quá nhiều tiền”. Mùa trước, Manaco là đội bóng mới lên hạng nhưng với núi tiền khổng lồ của tỉ phú Dmitry Rybolovlev, họ “thiết kế” đội hình thi đấu của mình toàn những tân binh như là Radamel Falcao, James Rodriguez, Joao Moutinho, Abidal... để từ 1 đội mới lên hạng Monaco đoạt ngôi á quân của giải đấu.

PSG họ cũng rất giàu nhờ những đại gia dầu mỏ đến từ Qatar, họ vươn mình đứng dậy bằng một đội hình rất chất lượng như: Ibrahimovic, Thiago Silva, Cavani, Lavezzi…

Còn PSG họ cũng rất giàu nhờ những đại gia dầu mỏ đến từ Qatar, từ một đội bóng bị lãng quên sau nhiều năm thiếu thốn trăm bề, họ vươn mình đứng dậy bằng một đội hình rất chất lượng như: Ibrahimovic, Thiago Silva, Edinson Cavani, Ezequiel Lavezzi… và 2 chức vô địch liên tiếp gần đây cho thấy sức mạnh của đồng tiền là như thế nào.

Cũng có những đội bóng đã từng đầu tư rất lớn nhưng thành tích đạt được lại tỉ lệ nghịch với số tiền bỏ ra, Queens Park Rangers trong mùa giải 2012/13 họ mua sắm quá đà với những cái tên Esteban Granero, Stephane Mbia, Jose Bosingwa, Julio Cesar, Samba Diakite, Junior Hoilett và Ji-Sung Park…để rồi sau đó mỗi người đá một kiểu riêng của mình, kết thúc mùa giải họ rớt xuống hạng nhất Anh. CLB Malaga của Tây Ban Nha cũng từng muốn trở thành thế lực mới của bóng đá châu Âu, họ đầu tư khá lớn nhưng cuối cùng khi mà ông chủ không còn đam mê với trái bóng họ lập tức rơi vào trạng thái ban đầu, trụ hạng là “quốc sách” hàng đầu.

Arsenal, Barca từng trung thành với triết lý của mình, họ có lối chơi riêng và thường sử dụng những cầu thủ “cây nhà lá vườn” để hạn chế việc chi tiêu tiền bạc, nhưng khi mà thời thế thay đổi nếu không bắt kịp với xu thế chung thì sẽ bị đào thải, ngay lập họ đã nhảy vào những thương vụ mua sắm với số tiền rất lớn khác với chính mình trước kia, thông thường CLB có thể tiết kiệm nhưng việc không xài tiền mà thành công thì không bao giờ xảy ra.

Nhờ có tiền từ thời xa xưa nên mới có một Real Madrid được bình chọn là xuất sắc nhất thế kỉ 20 bây giờ, hiện nay Real vẫn đang “con nghiện mua sắm” năm nào họ cũng thực hiện vài thương vụ “nho nhỏ”, cũng chính vì vậy đội hình Real được xem là đắt giá nhất thế giới hiện nay với tổng giá trị cầu thủ ước tính là 673 triệu euro (năm 2014). Hùm xám Bayern Munich của nước Đức vì quá nhiều tiền nên “hút máu” gần như toàn bộ những tài năng của những CLB cạnh tranh, vì thế trong 2 mùa gần đây họ không có đối thủ ở giải quốc nội…

Thật may mắn vì mới đây UEFA đã áp dụng luật công bằng tài chính, cho dù hiệu quả là không phải tuyệt đối nhưng trước mắt đã cho thấy những tính hiệu tích cực trong việc cân đối tài chính của các CLB, qua đó không cho phép những đội bóng sống trên những đồng tiền, và xóa bỏ viễn cảnh“cá lớn nuốt cá bé” như ngày nào. Nhưng nói gì thì nói tiền vẫn là một phép màu có thể biến những đội bóng nhỏ thành những “ông lớn” và ngược lại nếu không có tiền, đó vốn dĩ là quy luật của cuộc chơi không thể nào chối bỏ.

(Bạn đọc: Vệ Anh Tiến)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục