Mỹ Đình - từ “thánh địa” trở thành nơi... nhộm nhoạm

15:37 Thứ năm 04/10/2012

Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình luôn là điểm đến của các sự kiện thể thao lớn trong nước và quốc tế. Nơi được đầu tư nhiều hạng mục khi Hà Nội cũng như Việt Nam ngày càng hòa nhập sâu rộng với thể thao khu vực và thế giới. Tuy nhiên, cụm các công trình thể thao hiện đại nhất Việt Nam bị biến dạng toàn bộ quy hoạch, cảnh quan.

Với chủ trương xã hội hóa, Năm 2011, Bộ VH-TT&DL đã đồng ý để Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình thí điểm thực hiện liên danh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác cơ sở vật chất, quỹ đất để tăng nguồn thu. Từ đó đến nay Ban quản lý khu liên hợp bằng mọi cách cho thuê mặt bằng làm dịch vụ, kinh doanh phi thể thao.

Năm 2003, khánh thành Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Từ "thánh địa" khu liên hợp thể thao quốc gia…

Ngày 6/12/2001, Khu liên hợp Thể thao quốc gia Mỹ Đình chính thức được khởi công xây dựng, nhân sự kiện Việt Nam đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (SEA Games 22), một số hạng mục của Khu liên hợp được khánh thành sử dụng.

Khu liên hợp Thể thao quốc gia Mỹ Đình có diện tích 247 ha, gồm các công trình trọng điểm như: sân vận động trung tâm, nhà thi đấu, bể bơi, trung tâm đào tạo bóng đá trẻ, khu công viên cây xanh, cung thể thao dưới nước.

Sân vận động quốc gia Mỹ Đình với kinh phí xây dựng gần 1.000 tỉ đồng, có sức chứa hơn 40.000 người, được xem là một trong những công trình thế kỷ của Việt Nam. Cung thể thao dưới nước quốc gia với tổng vốn xây dụng 240 tỉ đồng, có 3 bể bơi: hai trong nhà dùng để thi đấu và một bể bơi ngoài trời dùng để khởi động.

Bệnh viện Thể thao Việt Nam là bệnh viện thể thao đầu tiên của Việt Nam. Với diện tích 15.000m2, tổng vốn đầu tư 52 tỉ đồng, gồm 15 khoa, 100 giường bệnh...

Một số công trình khác nằm trong của Khu liên hiệp quốc gia Mỹ Đình như hồ điều hòa, sân đua xe đạp lòng chảo, nhà thi đấu có mái che, khu thi đấu quần vợt, khu thể thao người khuyết tật... cho đến nay vẫn không thể triển khai.

...biến thành khu liên hợp dịch vụ.

Năm 2012, Khu liên hợp Thể thao quốc gia Mỹ Đình chính thức được Bộ VH-TT&DL đồng ý là đơn vị tự chủ tài chính. Để kiếm tiền, từ đó đến nay Ban quản lý khu liên hợp bằng mọi cách cho thuê mặt bằng làm dịch vụ, kinh doanh phi thể thao như: mở quán café, nhà hàng, massage, trường học… gây mất ‘mỹ quan’ tại khu liên hợp thể thao quốc gia nhiều ngay nay.

Khu ‘Ẩm thực phố cổ’ được xây dựng ngay sát khuôn viên của sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Có thể kể qua hàng chục dịch vụ, công trình đã và đang mọc lên tại sân Mỹ Đình như quán cà phê O2 án ngữ giữa khán đài B sân Mỹ Đình với thiết kế mặt tiền không khác gì một sàn nhảy cỡ lớn. Bên ngoài sân trước quảng trường Mỹ Đình được cho thuê làm rạp xiếc. Một khu ẩm thực với hàng loạt ngôi nhà được xây mới, mái ngói đỏ tươi mọc lên cuối sân với tên gọi “khu ẩm thực phố cổ”.

Quán Café O2, nằm chính giữa khán đài B sân Mỹ Đình.
Bên ngoài quảng trường sân vận động được cho thuê làm rạp xiếc.
..làm ‘khu chợ đêm’.
Trên tầng 2, khu khán đài B sân vận động được cho thuê làm tiệm massage.
‘Rạp chiếu phim’.

Riêng cung thể thao dưới nước đối diện sân Mỹ Đình, những khoảng đất tạo tiểu cảnh xung quanh cung đã bị tận dụng toàn bộ không chừa chỗ nào. Cho thuê làm nhà hàng mang tên Landscape, trung tâm vui chơi trẻ em, CLB patin Ben10, xưởng dịch vụ ôtô...

Khu vực Cung thể thao dưới nước được cho thuê làm CLB Patin Ben10,
‘Trung tâm vui chơi giải trí’.
‘Nhà hàng Landscape’.
Bên sân tập phụ được cho thuê làm garage ôtô.

Trong tòa nhà của cung, nhiều năm nay Khu liên hợp Thể thao quốc gia đã cho Trường quốc tế Newton thuê làm địa điểm dạy học cho hàng trăm học sinh từ cấp I-III. Cung thể thao dưới nước từ đó kiêm luôn chức năng trường học cho học sinh.

Trường quốc tế Newton thuê làm địa điểm dạy học.

Toàn bộ khu đất hàng ngàn mét vuông ngay cạnh quảng trường Mỹ Đình hiện nay được dùng làm chỗ bán cây cảnh, đá cảnh… cùng rất nhiều dịch vụ đan xen khác không liên quan gì đến thể thao.

Làm vườn cây cảnh nghệ thuật, quán cây cảnh.

Theo thông tin từ Tổng cục Thể dục thể thao, dự kiến toàn bộ khu đất trống trước sân Mỹ Đình, nơi hiện nay được gọi là công viên thành tích và là vườn hoa tạo cảnh quan cho sân, cũng đang bị chuẩn bị biến thành sân golf theo đề xuất của khu liên hợp.

Rất nhiều dịch vụ khác hứa hẹn tiếp tục mọc lên trong năm 2012 như báo cáo triển khai nhiệm vụ đầu năm của khu liên hợp để giải quyết bài toán tự chủ tài chính. Với việc các công trình, dịch vụ phi thể thao đang mọc lên như nấm tại khu liên hợp hiện nay đã gây ảnh hưởng không ít đến cảnh quan và thiết kế của khu liên hợp.

Theo ông Nguyễn Trọng Hỷ (nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao, Chủ tịch VFF) cho hay:

“Xã hội hóa là kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể thao, phát triển thể thao quần chúng, hỗ trợ đào tạo vận động viên đỉnh cao… nhằm mục đích phát triển sự nghiệp thể thao. Thế nhưng cách mà Mỹ Đình đang làm thì không có cái nào gọi là xã hội hóa ở đây cả. Xã hội hóa mà làm tùm lum, cho thuê tất cả mọi thứ trên đời từ nhà xe, chiếu phim, xiếc, chợ đêm, cà phê…Họ nhầm lẫn cứ làm thế nào ra tiền thì là xã hội hóa nhưng xã hội hóa không phải như vậy”.
Nguyễn Hoan | 00:00 30/11/-0001
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục