Giải trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Rèn về tâm, định hướng cái nghề

09:42 Thứ tư 31/05/2017

Có rất nhiều câu chuyện bên lề gây xúc động tại giải trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 2017 đang diễn ra tại Quy Nhơn - Bình Định.

 - Bóng Đá

 Những cầu thủ nhí giải trẻ em hoàn cảnh đặc biệt 2017 thăm địa điểm du lịch tại Quy Nhơn - Bình Định. Ảnh: Đình Viên.

Qua 18 năm tổ chức giải trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt do báo Thể thao Việt Nam kết hợp với báo Công an TP.HCM đã mang đến rất nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho các em. Một câu chuyện đi sâu vào lòng ở trường giáo dưỡng số 4 (Đồng Nai), khi em Huỳnh Văn Tuấn một trong những trẻ “siêu quậy”, bỏ học từ năm lớp 3 theo bạn bè trộm cắp và dính vào những tệ nạn xã hội. Đến năm 13 tuổi, Tuấn đã chính thức dính vào vòng lao lý của luật pháp. Phải vào trường giáo dưỡng 4 (Đồng Nai) cải tạo.

Chứng kiến những giọt nước mắt của người thân rơi xuống khi đứng trước vành móng ngựa và tòa tuyên án 18 tháng giam giữ. Vào trường cải tạo Tuấn đã nhận biết được nhiều điều từ lời hay lẽ phải, đặc biệt là những hành động sai trái của mình khi theo đám bạn xấu lôi kéo. Với việc cải tạo tốt là tấm gương sáng cho bạn bè cùng trường, tháng 5/2017, Tuấn được “ân xá” trước 2 tháng để có một một ngày quốc tế thiếu nhi (1/6) đúng nghĩa bên gia đình và người thân.

 - Bóng Đá

 Huỳnh Văn Tuấn (3) là một trong những cầu thủ nhí vô cùng đặc biệt ở giải đấu năm nay. Ảnh: Quang Lê.

Tuy nhiên, sau khi tham dự giải trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tranh Cúp – Tôn Hoa Sen 2016, Tuấn đã viết đơn xin gia hạn được ở lại trường và được thi đấu cống hiến giải thêm 1 năm nữa. Huỳnh Văn Tuấn chỉ là một cái tên trong số hàng chục đứa trẻ khác đã nhận ra lỗi lầm của khi đến trường giáo dưỡng và đặc biệt đến với giải trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Bởi hơn ai hết, Tuấn hiểu ở đó, em được sống được cống hiến và thỏa niềm đam mê chơi bóng của mình.

Ban tổ chức của giải trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không chỉ rèn đạo đức, lối sống, tình yêu thương của con người. Khi giải lần thứ 18 đang diễn ra tại Bình Định, Tuấn và gần 100 em nhỏ khác còn được ban tổ chức và nhà tài trợ đưa đi tham quan những hoạt động ngoài xã hội nhiều ý nghĩa như di tích bảo tàng Quang Trung. Ở đây các em biết thêm về cội nguồn, về lịch sử đất nước con người Việt Nam. Những điều mà rất nhiều trẻ em được đến trường, đến lớp biết nhưng với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì thật khó.

 - Bóng Đá

 Các em nhỏ tham quan di tích bảo tàng Quang Trung - Tây Sơn - Bình Định. Ảnh: Thủy Lê.

 - Bóng Đá

 Các em ở giải được ban tổ chức cho đi thăm nhà máy xí nghiệp, nơi sẽ đón nhận sau khi đủ lao động. Ảnh: Thủy Lê.

Bên cạnh những hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, ban tổ chức đã kết hợp cùng nhà tài trợ định hướng nghiệp cho các em, bằng việc cho các em tham quan nhà máy xí nghiệp. Những bạn có hoàn cảnh đặc biệt mồ côi cha mẹ, làng trẻ em SOS, mái ấm nhà mở, tình thương,... sẽ được nhà tài trợ lo lắng và hướng nghiệp sau khi đến tuổi trưởng thành.

Với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khi ra trường các em đón nhận một ánh mắt kỳ thị rất lớn từ xã hội và cũng có thể là cả những người thân và bạn bè. Tuy nhiên, khi được ban tổ chức và nhà tài trợ định hướng nghề nghiệp cho tương lai thì điều đó tạo một nền tảng vững chắc hơn. Vậy nên, khi nói đến giải trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt người ta hiểu đây là nơi để rèn cái tâm và định hướng nghề nghiệp cho các em.

Đình Viên - Thể thao Việt Nam | 08:00 31/05/2017
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục