Đằng sau 'mưa tiền Trung Quốc': Sự ra tay của những 'siêu cò'

17:36 Thứ ba 10/01/2017

TinTheThao.com.vnCơ quan quản lý Trung Quốc 'tuýt còi' các câu lạc bộ, đòi giới hạn thu nhập của các cầu thủ hàng đầu. Nhưng còn có một nhân tố khác họ cần quan tâm.

Đằng sau 'mưa tiền Trung Quốc': Sự ra tay của những 'siêu cò' - Bóng Đá

 Jackson Martinez đến Trung Quốc năm ngoái

Cameron Wilson, một nhà báo thể thao người Scotland đã sinh sống ở Trung Quốc 12 năm, bảo 'bạn không thể hiểu bóng đá Trung Quốc mà không nhìn vào toàn bộ quốc gia'. "Mọi thứ đều có sự liên kết," Wilson nói tiếp. "Những gì xảy ra với nền kinh tế Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến bóng đá, và chính trị."

"Những sự chuyển dịch xã hội, thay đổi trong nhận thức của cộng đồng và mọi người tác động đến mọi thứ nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Những đội bóng lớn được hỗ trợ tài chính từ các công ty, những người đổ tiền vào bóng đá cho các mục đích chính trị. Nhưng câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó."

Wilson mô tả những hành động mà các CLB Trung Quốc đang làm là 'cố chứng tỏ đâu mới là đội bóng chi tiền nhiều nhất'. Tại một vài hộp đêm ở Trung Quốc, họ sẽ có một tấm bảng vinh danh những người tiêu tiền nhiều nhất cho rượu. Tương tự với bóng đá. Đó là sự tôn thờ chủ nghĩa vật chất và sự hoang phí.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có mong muốn biến Trung Quốc trở thành cường quốc bóng đá. Kế hoạch 50 điểm mà ông đề ra trong năm 2015 là vô cùng tham vọng. Bóng đá Trung Quốc phải được nâng cấp từ mọi khía cạnh. Những động thái mới nhất từ các cơ quan công quyền tuần trước không có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ ngăn cản quá trình này, dù rằng đã có những cảnh báo về việc các CLB Trung Quốc đầu tư quá nhiều cho các 'lính đánh thuê' và người đại diện. Những kẻ hưởng lợi thật sự trong cuộc chi tiêu điên rồ này.

Vào tháng 7 năm 2011, câu lạc bộ Guangzhou Evergrande - ngay bây giờ được sở hữu bởi tập đoàn bất động sản lớn thứ nhìn Trung Quốc Evergrande và tập đoàn Alibaba - đã biến tiền đạo người Argentina Darío Conca trở thành cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới với 7 triệu bảng/năm. Nhưng đạo diễn đứng sau thương vụ đình đám đó là một người đại diện bí ẩn - Joseph Lee từ công ty Kirin Sports.

Đằng sau 'mưa tiền Trung Quốc': Sự ra tay của những 'siêu cò' - Bóng Đá

 Oscar "khai hoả" trong ngày ra mắt Shanghai SIPG

Sinh ra ở Hong Kong, Lee chuyển đến Trung Quốc vào năm 1980, nuôi hy vọng trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp. Nhưng thất bại. Thay vào đó, Lee đi những bước đầu tiên trong con đường môi giới cầu thủ, bằng việc đưa các cầu thủ Trung Quốc sang tập luyện tại Brazil, khi giải vô địch quốc gia Trung Quốc tiến lên chuyên nghiệp vào năm 1994.

Từ năm 1998 đến 2005, Trung Hoa Nhật Báo ước tính công ty Kirin Sports đã sắp xếp các vụ chuyển nhượng cho hơn 200 cầu thủ Brazil đến Trung Quốc. Bây giờ, Lee là tay đại diện có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc - một Jorge Mendes của Trung Quốc - người đã sắp xếp những thương vụ đình đám như Conca (kể trên) và Marcelo Lippi đến Trung Quốc (CLB Guangzhou Evergrande và hiện tại là ĐTQG Trung Quốc ).

"Ông ta là một trong những cây cầu nối đầu tiên giữa các cầu thủ Brazil và bóng đá Trung Quốc," Pippo Russo, nhà xã hội học đến từ đại học Florence - người viết cuốn sách  The Orgy of Power: the Counter Story of Jorge Mendes, the Patron of Global Football - về các siêu cò bóng đá thế giới nói. "Hai năm trước, Lee mua học viện bóng đá Desportivo Brasil và tiếp tục chiếm lĩnh thị phần cầu thủ tại Trung Quốc."

Mối quan hệ gần gũi giữa Lee và siêu cò nổi tiếng người Brazil Eduardo Uram còn giúp các thương vụ như Alessandro Diamanti hay Alberto Gilardino suôn sẻ. Cả hai đều là tuyển thủ quốc gia Italia vào thời điểm họ đến Trung Quốc (2014). Uram cũng là bạn làm ăn với Mendes, Russo và tin tưởng sự hợp tác cùng Lee sẽ giúp công việc của họ tại Trung Quốc thêm phát triển.

Các bàn thắng ra mắt của Demba Ba & Obafemi Martins & Fredy Guarin:

Phương Thư - Thể Thao Việt Nam | 21:06 08/01/2017
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục