Cuộc cách mạng của Solskjær tại MU: Sơ đồ 4-3-3 và đội hình 3-5-2 trong các trận đấu quan trọng (Phần 3)

08:42 Thứ tư 24/04/2019

Một trong những hình ảnh thú vị của Romelu Lukaku dưới triều đại của Ole Gunnar Solskjaer là việc cầu thủ này rất hay thực hiện những quả tạt ở biên phải. Một điều vốn cũng khiến cho những cổ động viên của Quỷ đỏ cảm thấy khó hiểu. Bởi chất lượng từ những quả tạt là không cao. Vậy ý đồ của HLV Solskjaer trong những pha bóng đó là gì?

Lukaku không được chiến lược gia người Na Uy trọng dụng ở Man Unt khi ông nắm quyền đội bóng. Tiền đạo người Bỉ chỉ được đá chính ngay từ đầu khi MU ra sân với đội hình 4-3-3. Với các hệ thống chiến thuật khác, Lukaku chỉ ra sân có 2 lần cho tới thời điểm này.

Ole Gunnar Solskjaer với sơ đồ 4-3-3

Với 4-3-3, Manchester United không phải quá lo lắng về khả năng độc lập tác chiến của các hậu vệ biên. Khi với ba người ở hàng tiền vệ, họ có các phương án phối hợp nhóm ở bên cánh trước khi đưa bóng sâu xuống phần sân đối thủ. Việc Lukaku rạt cánh, dĩ nhiên là giúp Quỷ đỏ có thêm nhân sự trong các pha phối hợp bên hành lang phải. Phía đối diện, Anthony Martial bám biên trái là hình ảnh rất quen thuộc bất chấp Man Utd ra sân với sơ đồ nào.

Cuộc cách mạng của Solskjær tại MU: Sơ đồ 4-3-3 và đội hình 3-5-2 trong các trận đấu quan trọng (Phần 3) - Bóng Đá

 Lukaku đá lệch cánh sẽ gây đột biến và hỗ trợ đồng đội tốt hơn.

Việc tiền đạo cao to của Man Utd rời xa khu cấm địa sẽ giúp những người như Martial hay Marcos Rashford có thêm khoảng trống để xâm nhập khu vực này. Đồng thời HLV Solskjaer cũng không muốn giao trọng trách này cho Rashford, người có trách nhiệm lĩnh xướng hàng công của Quỷ đỏ.

Phút thứ 27 trong trận đấu với Arsenal tại vòng 29 Premier League, Ole Gunnar Solskjaer đã giơ 3 ngón tay với các cầu thủ trong sân. Đó là khi ông thầy người Na Uy muốn họ quay lại với sơ đồ 4-3-3. Trước đó dù với cả Nemanja Matic, Ander Herrera và Paul Pogba trên sân, Man Utd vẫn muốn gây một sự bất ngờ khi chơi với hệ thống 4-4-2 gian ngang, mà ở đó Pogba đóng vai trò của một cầu thủ lệch trái.

Tuy nhiên bàn thua sớm cùng với việc Pogba mất hút khi chơi ở vị trí này khiến những ý đồ của HLV Solskjaer phá sản khi bóng mới lăn chưa đầy 30 phút. Dù muốn hay không, Man Utd vẫn buộc phải chơi 4-3-3 với tình hình hiện tại, bởi chất lượng nhân sự không cho phép ông có nhiều sự lựa chọn trong việc bầy binh bố trận.

Cuộc cách mạng của Solskjær tại MU: Sơ đồ 4-3-3 và đội hình 3-5-2 trong các trận đấu quan trọng (Phần 3) - Bóng Đá

 HLV Solskjaer thực sự không có nhiều lựa chọn nhân sự vào lúc này.

Trận thua trước Arsenal chính là phép thử của Ole Gunnar Solskjaer với hệ thống 4-2-2 gian ngang sau khi hệ thống kim cương đem đến sự bất ổn ở trận thắng Tottenham. Vượt lên tất cả, 4-3-3 trở thành niềm hy vọng của chiến lược gia người Na Uy. Một hệ thống giúp Man Utd giải phóng được nhiệm vụ phòng ngự của Pogba, hỗ trợ khả năng tấn công của các hậu vệ biên. Và quan trọng nhất, tận dụng triệt để các cầu thủ tấn công mà ông có trong tay.

Nhưng một trong những lý do khiến sơ đồ 4-3-3 được HlV Solskjaer tin dùng còn đến ở một yếu tố khác. Đó là khả năng xoay chuyển dễ dàng của hệ thống này trở thành 4-4-2 kim cương khi không có bóng. Với việc một cầu thủ tấn công bên cánh phải có xu hướng di chuyển vào trung lộ khi Man Utd triển khai thế trận phòng ngự.

Cuộc cách mạng của Solskjær tại MU: Sơ đồ 4-3-3 và đội hình 3-5-2 trong các trận đấu quan trọng (Phần 3) - Bóng Đá

 Sơ đồ 4-3-3 có thể dễ dàng xoay chuyển thành 4-4-2 kim cương.

Một phương án rất hiệu quả cho việc kiềm tỏa khu vực trung lộ, và nó cũng giúp Man Utd không cần phải lo lắng về sự thiếu hiệu quả của các hậu vệ biên khi tham gia tấn công. Vì nếu cần phải có bàn thắng, họ sẽ linh hoạt sang hệ thống 4-3-3. Một trong những dấu ấn chiến thuật đậm nét nhất của HlV Solskjaer khi lên nắm quyền Man Utd.

Trận đấu hay nhất của Quỷ đỏ dưới thời tân HLV trưởng của họ phải nói đến màn lội ngược dòng trước PSG ở lượt về vòng 1/8 Champions League. Đó là một trận đấu mà họ chơi với sơ đồ 4-3-3. Nhưng đó là một trận đấu mà Man Utd nhập cuộc với tư tưởng tất tay và chuyện cổ tích thì không lặp lại hai lần.Và vì thế, sơ đồ 3-5-2 được HlV Solskjaer sử dụng trong các trận đấu cúp sau đó ra đời.

Hệ thống 3-5-2

Sơ đồ 3-5-2 khi có bóng hay 5-3-2 khi không có bóng bắt đầu được HlV Solskjaer sử dụng trong các trận đấu cúp, nơi mà những yếu tố về chiến thuật sẽ quyết định tất cả. Trận đấu đầu tiên ông sử dụng hệ thống này là trận thua trước Wolvehampton Wanderers ở FA Cup. Dù thua nhưng Man Utd thua vì những lý do cá nhân hơn là vì chiến thuật.

Cuộc cách mạng của Solskjær tại MU: Sơ đồ 4-3-3 và đội hình 3-5-2 trong các trận đấu quan trọng (Phần 3) - Bóng Đá

 Với 3-5-2 thì tuyến giữa của Man Utd sẽ rất mạnh mẽ.

Với những lý do đó chiến lược gia người Na Uy tiếp tục dùng sơ đồ 3-5-2 trong hai cuộc đối đầu với Barcelona sau đó. Với hệ thống này, Man Utd giảm thiếu tối đá sát thương lên khung thành của thủ môn David De Gea. Ở trận lượt đi, Quỷ đỏ đã ép nhà đương kim vô địch La Liga phải chơi bóng dài nhiều hơn khi họ bịt kín mọi đường vào ở khu vực trung lộ. Bàn thua duy nhất đến từ pha bóng xuất thần của Sergio Busquest và Lionel Messi.

Manchester United sẽ còn một trận đấu lớn nữa từ nay đến hết mùa giải đó là cuộc đụng độ với Manchester City. Và với những gì đã trình diễn trong thời gian qua, hệ thống 3-5-2 có lẽ sẽ tiếp tục được HlV Solskjaer sử dụng trong trận đấu có yếu tố quyết định đến cuộc đua vô địch Premier League ở mùa giải năm nay.

(Bạn đọc: Mạnh52)

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

08:15 24/04/2019
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục