Bản quyền truyền hình và sự "méo mó thà có hơn không"

09:58 Thứ năm 07/06/2018

Đây là vấn đề mà rất rất nhiều người ở Việt Nam nói chung đang bàn tán sôi nổi, liệu năm nay họ có phải "kết hôn" với những chiếc laptop hay điện thoại không.

Trên thực tế, cái giá mà công ty Infront Sports & Media (ISM) đưa ra rơi vào khoảng 14 triệu USD, con số gấp đôi so với gói phát sóng các trận đấu tại World Cup 2014. Số tiền quả thực rất lớn nếu tính ra tiền Việt, nhưng không phải họ không có cái lý của những người làm thương mại.

Giá trị bóng đá và câu chuyện bản quyền - Bóng Đá

 Bản quyền World Cup 2018 vẫn chưa đến tay người Việt.

Trong thời buổi mà giá trị thương mại trong bóng đá tăng vọt từ cầu thủ cho đến câu lạc bộ thì việc ISM tăng giá bán bản quyền là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên, với một quốc gia như chúng ta, đất nước chỉ sở hữu một vài nhà đài lớn, việc chấp nhận bỏ ra gần 300 tỉ VNĐ chỉ để tiếp sóng 64 trận đấu trong 30 ngày cũng là một rủi ro không hề nhỏ với những người kinh doanh.

Vấn đề bản quyền ở những giải đấu lớn như Euro hay World Cup thường được gán với những nhà đài trong lĩnh vực truyền thông, vì chỉ có họ mới là những người đủ tiềm lực "cân cả giải đấu" với số tiền lớn như vậy.

Đã có những thông tin cho rằng, một vài đơn vị nhỏ lẻ đã liên hệ với ISM để sở hữu nội dung nóng bỏng này, tuy nhiên nó cũng chỉ dừng ở mức tiềm năng và thực tế chưa có ai lên tiếng chính thức về việc này.

Giá trị bóng đá và câu chuyện bản quyền - Bóng Đá

 ISM là công ty được FIFA giao trọng trách phân phối bản quyền tại những nước Đông Nam Á.

Bản quyền World Cup không chỉ được đưa lên truyền hình quảng bá (trên TV) mà còn có thể được thông tin trên nền tảng Internet. Nhưng nếu nhà đài nào sở hữu bản quyền trên nền tảng di động thì sẽ là một khó khăn không nhỏ cho những người trung tuổi đam mê môn thể thao này, và đối tượng chủ yếu sẽ vẫn là những người trẻ tuổi.

Bóng đá là môn thể thao Vua, là thứ mà người Việt Nam yêu thích nhất trong những trò chơi vận động. Và sẽ thật tuyệt vời nếu họ được đón xem một giải đấu lớn trên chính màn hình TV của gia đình, bên cạnh những người thân. Nhưng nếu không có, họ rốt cuộc cũng phải sống và làm việc hoặc "a dua" theo lớp trẻ để đón xem những đội tuyển hàng đầu thế giới chơi bóng trên điện thoại hay laptop.

Tất nhiên, "định nghĩa" về bản quyền là một khái niệm đơn giản và nếu nói về nó, chẳng ai ủng hộ việc nhiều người có thể vô tư phớt lờ TV và đón xem "miễn phí" trên chính chiếc điện thoại của họ, thông qua những đường "link lậu". 

Giá trị bóng đá và câu chuyện bản quyền - Bóng Đá

 Không có bản quyền thì đành ngồi nhìn TV "suông".

Nhiều ý kiến còn cho rằng mỗi người Việt Nam chỉ cần bỏ ra vài ngàn đồng là có thể góp đủ số tiền sở hữu gói phát sóng này. Nhưng liệu có bao nhiêu người dân đam mê bóng đá nếu tính cả những  "nam - phụ - lão - ấu" chịu bỏ tiền ra để mua bản quyền World Cup? Đó là chưa kể đến ai sẽ là người đứng lên thương thảo với bên đối tác cung cấp.

Vẫn biết dân trí ngày một lên cao, cũng là lúc chúng ta cần tiếp cận nhiều hơn đến những thông tin giải trí lành mạnh và có thể kịch liệt phản đối những hành vi không "bản quyền". Nhưng nếu thực sự chẳng nhà đài nào có thể sở hữu gói phát sóng World Cup thì có lẽ "méo mó thà có hơn không".

Vì dù sao, bóng đá cũng là niềm đam mê thể thao lớn nhất của người dân Việt Nam!

Vũ Quang Toản | 08:30 07/06/2018
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục