Bạn đã hiểu vì sao lần lượt Hà Lan, Italia rồi Đức rơi vào khủng hoảng chưa?

19:28 Chủ nhật 14/10/2018

TinTheThao.com.vnNhững năm gần đây châu Âu liên tiếp chứng kiến các cuộc khủng hoảng của các đội tuyển lớn.

Khởi đầu là Hà Lan, Cơn lốc màu da cam sau chiến tích Hạng Ba World Cup 2014 đã tụt dốc không phanh. Họ vắng mặt tại EURO 2016 khi đứng tận thứ 4 tại vòng loại. Thất vọng hơn, khi 3 đội bóng vượt qua Hà Lan chỉ là Thổ Nhĩ Kỳ, Iceland, CH Séc. Tiếp theo đó, dù rất nỗ lực, Hà Lan thêm một lần làm khán giả ở World Cup 2018.

Cùng chịu chung số phận với Hà Lan mùa Hè vừa qua là Italia. Sau 60 năm, đội tuyển màu thiên thanh mới lại vắng mặt ở ngày hội bóng đá lớn nhất thế giới. Tại trận play-off với Thụy Điển, Azzurri đã trình diễn lối chơi nghèo nàn, chẳng thể ghi bàn trong cả 2 lượt trận và đành chấp nhận nhìn huyền thoại Buffon rơi những giọt nước mắt cay đắng. Gigi bỏ lỡ cơ hội trở thành cầu thủ đầu tiên tham dự 6 kỳ World Cup.

Bạn đã hiểu vì sao lần lượt Hà Lan, Italia rồi Đức rơi vào khủng hoảng chưa? - Bóng Đá

 Sau Hà Lan, Italia, Đức là đội tuyển thứ 3 rơi vào khủng hoảng.

Không quá bi thảm như Hà Lan hay Italia nhưng World Cup 2018 thật sự là một thảm họa với tuyển Đức. Đặt chân lên đất Nga với vị thế nhà vô địch, đoàn quân của Joachim Low bị loại ngay từ vòng bảng khi nhận đến 2 thất bại trước Mexico và Hàn Quốc. Đó cũng là lần đầu tiên tuyển Đức dừng bước ngay từ vòng bảng của một kỳ World Cup.

Mỗi nhà mỗi cảnh, sự khủng hoảng của Hà Lan, Italia và Đức đến từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, trong thất bại của họ nổi bật lên một điểm chung đáng chú ý: tiền đạo cắm.

Hà Lan vươn đến vị trí thứ 3 tại World Cup 2014 nhờ phong độ cực cao của Robin Van Persie. Trên đất Brazil, anh đã ghi đến 4 bàn thắng. Nhưng khi Van Persie bước vào giai đoạn xế chiều, Hà Lan không có người thay thế và ngay lập tức cơn khủng hoảng đến với họ. Phải đến khi Depay có đủ bản lĩnh gánh vác vị trí này, những tính hiệu tích cực mới quay trở lại Hà Lan.

Bạn đã hiểu vì sao lần lượt Hà Lan, Italia rồi Đức rơi vào khủng hoảng chưa? - Bóng Đá

 Hà Lan đang hồi sinh nhờ phong độ cao của chân sút chủ lực Depay.

Về phần Italia, sau khi HLV Giampierro Ventura lên thay Antonio Conte, những bất đồng của ông với tiền đạo Graziano Pelle cùng việc ngôi sao này chuyển sang Trung Quốc thi đấu khiến Azzurri không còn sự phục vụ của Pelle. Trước đó, tại Euro 2016, Pelle đóng vai trò quan trọng trong lối chơi đội tuyển và có cho mình 2 bàn thắng vào lưới Bỉ cùng Tây Ban Nha.

Đức cũng lâm vào cảnh tương tự Hà Lan và Italia. Trên đất Brazil, Klose, Gomez và Schurrle thay nhau đảm nhiệm vai trò trung phong giúp tuyển Đức hủy diệt mọi đối thủ, đặc biệt là chiến thắng 7-1 trước đội chủ nhà. Tại EURO 2016, dù Klose giải nghệ, Schurrle xuống phong độ nhưng một mình Gomez là đủ để người Đức tiến vào bán kết. Thế nhưng, trên đất Nga, tuổi tác khiến 'Super Mario' không đóng góp được nhiều, mọi hy vọng đặt hết lên vai Timo Werner. Tiếc rằng, chân sút trẻ sinh năm 96 còn quá thiếu kinh nghiệm khiến Đức bất lực trong việc tìm đường vào khung thành đối thủ. 

Ngoài Hà Lan, Italia và Đức, Á quân World Cup 2018 Croatia cũng đang có dấu hiệu suy yếu sau khi Mario Mandzukic giã từ đội tuyển. Dù chiến thuật trong bóng đá thay đổi liên tục nhưng trung phong luôn là vị trí quan trọng nhất trong bóng đá.

Thành Đạt | 18:45 14/10/2018
Chia sẻ
Loading...

Bài viết mới Bài cùng chuyên mục